Powered By Blogger

Oct 19, 2009

nha.t ....

mong ngay ve xa xam....

Sep 12, 2009

Jul 3, 2009

What the hell is it ????????????????????????????????????????????

Bi kịch hai cô bé được dự báo trước cái chết

Trong vòng tay an toàn của mẹ, hai chị em trông giống như bất kỳ bé gái khỏe mạnh và sáng sủa nào. Nhưng Ashleigh Lennon, 6 tuổi và em gái Alisha 3 tuổi của mình sẽ chết trước khi lên 12.

Đây là hai chị em duy nhất ở Anh được biết đến mắc căn bệnh rối loạn gene chết người có tên gọi Batten.

Không có cách chữa trị nào cho chứng bệnh thần kinh này, và mặc dù cả hai chị em sinh ra đều hoàn toàn khỏe mạnh, cái chết sớm vẫn là điều không thể tránh khỏi.


Chị Lennon cùng hai con gái đều mắc bệnh hiểm nghèo Ashleigh (phải) và Alisha. Ảnh: DailyMail.
Chị Lennon, 35 tuổi, sống ở Lancaster (Anh), còn có một cô con gái khác, Lucy, 14 tuổi. "Tim tôi vỡ ra khi chứng kiến tình trạng của Ashleigh xấu đi và biết rằng Alisha cũng sẽ theo con đường đó", chị nói.

Ashleigh ra đời tháng 5 năm 2003, cân nặng khoảng 4 kg, khỏe mạnh. Nhưng khi lên 3 tuổi, bé bị một cơn động kinh. "Ban đầu tôi không lo lắng vì nghĩ tình trạng này chỉ xảy ra một lần. Nhưng khi các cơn động kinh bắt đầu xuất hiện thường xuyên hơn, tôi phải đưa con bé đi khám", chị Lennon kể.

"Tôi đã đọc các tài liệu trên mạng trước khi có kết quả cuối cùng, và tôi thấy nó có liên quan đến bệnh Batten, nhưng bệnh này hiếm đến nỗi tôi không bao giờ hình dung con mình có thể mắc phải".

"Khi bác sĩ khẳng định điều đó và đã ở giai đoạn cuối, tôi thực sự suy sụp".

Các bác sĩ đã trì hoãn việc xét nghiệm cho Alisha trong 6 tháng vì nghĩ rằng chỉ một đứa con bị bệnh đã đủ khiến bà mẹ phải khổ sở. Nhưng 6 tháng đó là những ngày ăn không ngon, ngủ không yên của Lennon. Cuối cùng, cô bé cũng được chẩn đoán bệnh hệt như chị gái. May mắn là chị cả Lucy thoát khỏi căn bệnh hiểm nghèo này, nhờ khác cha.

Ashleigh bị nặng hơn em gái bởi lớn hơn em 3 tuổi. Cô bé vẫn bước đi được cho đến lúc 5 tuổi và bắt đầu biết nói. Nhưng chỉ 4 tuần sau khi được chẩn đoán bệnh, cô bé bắt đầu mất thăng bằng. Giờ đây bé không nói được nữa, phải ngồi trong xe lăn và ăn bằng ống thông. Mắt của em cũng đang mờ dần.

Bé Alisha hiện vẫn có thể đi lại, nhưng mẹ em biết chắc rằng tương lai của con là rất ảm đạm. Chị chỉ hy vọng rằng bé sẽ sống được lâu hơn bởi dường như bé khỏe mạnh hơn trong hai chị em.

Hiện tại Ashleigh học tại một trường mẫu giáo đặc biệt và Alisha sẽ bắt đầu theo học ở đó vào tháng 9 tới.

"Tôi biết rằng không lâu nữa tôi sẽ chỉ còn một đứa con gái thay vì ba, và chúng tôi đang tận hưởng từng ngày chúng vẫn còn ở đây".

Jun 19, 2009

Papa.......

Father's day 2009

Với tất cả tình thương và nỗi nhớ....



Ánh mặt trời rực rỡ biển xanh
Bóng cha dài lênh khênh
Bóng con tròn chắc nịch

Sau trận mưa đêm rả rích
Cát càng mịn biển càng trong
Cha dắt con đi dưới ánh mai hồng
Nghe con bước lòng vui phơi phới

Con bỗng lắc tay cha khẽ hỏi:
“Cha ơi sao xa kia chỉ thấy nước, thấy trời
Không thấy nhà, không thấy cây
Không thấy người ở đó? ”
Cha mỉm cười xoa đầu con nhỏ
“Theo cánh buồm đi mãi đến nơi xa
Sẽ có cây có cửa có nhà
Vẫn là đất nước của ta
Những nơi đó cha chưa hề đi đến”

Cha lại dắt con đi trên cát mịn
Ánh nắng chảy đầy vai
Cha trầm ngâm nhìn mãi cuối chân trời
Con lại trỏ cánh buồm xa hỏi khẽ:
“Cha mượn cho con cánh buồm trắng nhé
Để con đi….”

Lời của con hay tiếng sóng thầm thì
Hay tiếng của lòng cha từ một thời xa thẳm?
Lần đầu tiên trước biển khơi vô tận
Cha gặp lại mình trong tiếng ước mơ con.

(Những cánh buồm - Hoàng Trung Thông)

Jun 14, 2009

Tặng mày AN...

ngẫm xem tác giả gửi gấm j nha. chúc mày "tìm lại"....amo never stops never quits...


Những ngày xa xưa đó, bạn của tôi ơi
Chúng ta đã nghĩ sẽ không bao giờ kết thúc
Chúng ta mãi ca hát và nhảy múa cho đến một ngày
Ta sẽ sống một cuộc đời mà mình đã lựa chọn
Ta sẽ đấu tranh và không bao giờ thất bại

đây là lyric bài "Those Were The Days" - Mary Hopkin
rãnh thì kiếm nghe hen ku. all the best wishes 4u!

May 8, 2009

Pham Quynh Anh & Marc Lavoine - J'espère (Tôi Hy Vọng)




They hope
It's my character / I write e-mails fast
you answer see you soon /
you put some red on your cheeks
i put some cream on my heart
I hope
Like Yoko Ono said
Air is the only thing we share my brother
as everything passes and dies to fast...
even love, I hope
Even if we would like to make love
love is so fleeting
stars come and go
species disappear
... very, too simple words
about everything that's so fragile it can disappear...

bài này nhạc k có j đặc biệt ( có lẽ do chất lượg âm thah k đc hay, nhưng lời bài hát rất phù hợp với tâm trạng của mình hiện h....I HOPE.....

May 5, 2009

nhạc hòa tấu và những nghệ sĩ thiên tài...

Những giai điệu bí ẩn của Secret Garden

Fionnuala Sherry (trái) và Rolf Lovland trên sân khấu và trong đời thường

TTCN - Bạn đang cần âm nhạc để xóa tan những căng thẳng và áp lực công việc thường ngày nhưng lại không muốn nghe nhạc cổ điển hàn lâm; hãy dành đôi phút để đến với khu vườn âm nhạc bí ẩn của Secret Garden.

Những nốt nhạc dịu êm như nhung, nhẹ nhàng như con suối nhỏ của nhóm nhạc new age này sẽ có ích với bạn nhiều hơn thuốc giảm stress…

Secret Garden gồm hai thành viên, được thành lập cách đây đúng mười năm (1994). Trước đó, Rolf Lovland (nam) đã được biết đến như một nhà viết nhạc xuất sắc nhất của Na Uy, từng đại diện Na Uy dự thi Eurovision 1985 và đoạt giải quán quân; còn Fionnuala Sherry (nữ), người Ireland, đã biết chơi violin từ khi lên tám và đã có thâm niên 10 năm trong dàn nhạc giao hưởng.

Với gương mặt khả ái, Fionnuala còn được nhiều lần xuất hiện trên các phim truyền hình của kênh truyền hình quốc gia Ireland. Ngoài ra, cô còn được mời ghi âm nhạc nền cho nhiều phim của Hollywood như The river runs wild, A room with a view và The mask. Chính tại đây cô đã tình cờ gặp được Rolf Lovland. Thế là một nhóm nhạc tài năng ra đời.

Mười năm hoạt động, Secret Garden đã chinh phục công chúng ở 80 quốc gia khác nhau chỉ với bốn album: Songs from a secret garden (1995), White stones (1997), Dawn of a new century (1999), Once in a red moon (2002) và một đĩa tuyển tập những tác phẩm xuất sắc Dreamcatcher - The best of Secret Garden (2001).

Mỗi album đều mang những nét độc đáo riêng; đáng chú ý nhất là đĩa White stones, được sáng tác dựa trên nội dung câu chuyện cổ tích Hai đứa bé tìm cha, với những dòng gửi đến người yêu nhạc ở đầu album: “Ngày xửa ngày xưa, có hai đứa trẻ nghe được cha mẹ mình bàn tính sẽ bỏ hai em trong rừng rậm vì họ không còn khả năng làm ra miếng ăn nữa. Hai đứa trẻ thông minh đã nhặt những viên sỏi trắng và rải trên đường đi. Đêm đến, ánh trăng chiếu sáng và những viên sỏi trắng hiện rõ trước mắt… và thế là câu chuyện về Hansel và Gretel tìm cha đã bắt đầu. Hãy xem mỗi khúc nhạc trong album như những viên sỏi trắng kia. Hãy lắng nghe và nó sẽ dẫn bạn vào khu rừng bí ẩn của riêng các bạn”.

Đêm diễn của Secret Garden trong lễ trao giải Nobel hòa bình 1999
Secret Garden đã khéo léo dẫn dắt người nghe vào từng tình tiết của câu truyện chỉ với ba nhạc cụ: trống, piano và violin. Cuộc hành trình đi tìm cha của Hansel và Gretel - hai nhân vật chính trong truyện - cũng sẽ khó phai trong tâm trí những ai đã một lần đọc qua và một lần được nghe Secret Garden kể lại bằng âm nhạc.

Tuy là nhà sáng tác nhưng Rolf đã hào phóng nhường cho Fionnuala giữ nhịp ở hầu hết các track trong album đầu tiên. Kết quả Songs from a secret garden đã thấm đượm những giai điệu hiền hòa, bí ẩn và sâu lắng như chính tên album - khúc nhạc từ khu vườn bí ẩn. Với lời đề tựa đầu album: “Đâu đó trong con người của chúng ta hiện hữu một khu vườn bí mật. Đó là nơi chúng ta có thể nương náu khi cuộc sống trở nên khắc nghiệt, nơi chúng ta có thể trầm ngâm và suy nghĩ. Nhiều năm qua, tôi đã đến khu vườn bí ẩn ấy của riêng tôi, mong rằng sẽ tìm ra được những giai điệu hài hòa. Những khúc nhạc trong CD này là những gì tôi góp nhặt được từ khu vườn ấy. Năm 1994, tôi đã gặp được nghệ sĩ vĩ cầm người Ireland Fionnuala Sherry, người đã cất lên tiếng hát trong những khúc nhạc của tôi”.

Rolf đã chứng minh sự hào phóng của mình là đúng đắn khi nhạc phẩm Nocturne, với giọng hát mang âm vực cao và trong trẻo của Fionnuala, đã mang về cho Secret Garden giải nhất cuộc thi Eurovision 1995.

Ở hai album Dawn of a new century và Once in a red moon, giọng ca ấm áp của Rolf, vốn được anh giữ kín nhiều năm, cũng bắt đầu được đưa vào đĩa nhạc. Với Dreamcatcher, The Prayer, Sona, hai giọng ca một trầm một bổng nhưng vẫn có thể hòa quyện vào nhau, quấn quít nhau như không thể chia cắt. Cũng không thể không kể đến You raise me up -khúc nhạc xoáy sâu vào góc cạnh tinh thần của tình bè bạn. Cũng không nên bỏ qua phút giây bình yên trong làn cỏ xanh mát và con sóng hiền hòa của biển cả với bản Greenwaves, hay cảnh bình minh sáng chói trong Gates of dawn.

Đến với nhiều nhạc phẩm khác, có cảm giác như Secret Garden “bắt” người nghe phải tự tìm tòi và khám phá khu vườn bí ẩn của họ. Và chỉ những ai mang cùng nhịp đập tâm hồn với Rolf và Fionnuala mới có thể hiểu hết cảm xúc mà họ ẩn giấu sau những nốt nhạc. Âm nhạc của Secret Garden, vì thế, giống như cỗ xe thần kỳ, đưa con người đến một thế giới, một khu vườn bí ẩn, nơi chúng ta không thể tìm thấy được thứ gì khác ngoài âm nhạc và sự thư thái về tinh thần.

trích báo tuổi trẻ-TIẾN VŨ

=================================================================

Going Home với Kenny G

Mỗi người đều có nơi nào đó để gọi là nhà. Bằng tiếng sax da diết, bằng những hình ảnh phiêu lưu đường xa, vượt bao chặng để trở về, Kenny G đã định nghĩa nhà của anh trong Going Home. Tôi cũng đã nghĩ đến những nơi chốn, những kỉ niệm và những người thân yêu của mình – nhà của tôi khi nghe nhạc của Kenny.

Bản nhạc: GOING HOME
Thể hiện: Kenny G
*****

Đã bao giờ trong bộn bề lo toan cuộc sống bạn mong được sà vào cánh tay một ai đó để được cảm thấy mình thật nhỏ bé, cần được chở che? Tại sao mọi cuộc phiêu lưu, mọi hành trình vạn dặm đều kết thúc bằng giây phút quây quần bên những người yêu dấu?

Với Kenny G, tay soprano sax với mái tóc bồng bềnh nghệ sĩ đã đi qua hàng chục triệu trái tim yêu nhạc trên toàn thế giới, câu trả lời là luôn có một nơi sâu thẳm trong tâm hồn mỗi chúng ta mang tên nhà.

Kenny G với tri âm tri kỷ của cuộc đời - cây Saxophone
Nguồn: amazon.com


Những ai đã từng yêu thích Forever in Love, Sentimental, Songbird, hay thậm chí đơn giản là tiếng saxophone cao vút mà dịu dàng chắc không lạ gì với giai điệu nhẹ nhàng, day dứt của Going Home.

Nói đến “nhà” của Kenny G (tên thật: Kenneth Gorelick) chắc chắn không thể không kể đến "tri âm tri kỉ" trọn đời của anh– cây saxophone. Bắt đầu làm quen với sax từ khi còn nhỏ, anh chính thức bước vào sự nghiệp âm nhạc chuyên nghiệp năm 20 tuổi bằng việc gia nhập Love Unlimited Orchestra của Barry White.

Anh còn tham gia thu âm cùng nhóm Cold, Bold & Together, một nhóm nhạc ở Seattle. Tốt nghiệp đại học Washington, Kenny G thu hai album cùng Jeff Lorber Fusion, nhóm nhạc đứng đầu bởi tay keyboard nổi tiếng Jeff Lorber từng được đề cử giải Grammy.

Trong suốt cuộc đời mình, Kenny G đã đem lại những diện mạo thật mới mẻ cho cây sax. Tiếng sax thánh thót, sang trọng của anh đưa người nghe đến với những câu chuyện tình yêu vĩnh cửu , những cánh rừng bạt ngàn, những hồ nước trong vắt, những con đường nhỏ phủ đầy tuyết trắng trước nhà (cảnh trong clip Going Home)…

Kenny G không được những người hâm mộ dòng nhạc jazz truyền thống đánh giá cao, dù tên tuổi anh thường được gắn với dòng smooth jazz. Tuy vậy những nhận xét khen chê của các nhà phê bình âm nhạc cũng chẳng ảnh hưởng gì nhi. Trái tim của bao người yêu nhạc khắp thế giới vẫn run rẩy trước tiếng sax trau chuốt, bóng bẩy của Kenny.

Hơn 75 triệu album được tiêu thụ trên toàn thế giới là một con số trong mơ với bất kì nghệ sĩ nào. Năm 1997, anh còn lập kỉ lục Guinness với cây đàn yêu quý của mình bằng việc chơi nốt nhạc dài nhất thế giới bằng saxophone – nốt nhạc Mi giáng kéo dài đến 45 phút 12 giây.

Nhưng có lẽ điều không phải ai cũng biết về Kenny G là bên cạnh cây sax thân thiết, anh còn tìm hạnh phúc ở môn thể thao yêu thích golf, món sushi và đương nhiên là gia đình nhỏ bé của mình. Người cha Kenny G vẫn thường chơi đàn cho cậu con trai nghe khi cậu còn nằm trong bụng mẹ. Khi thu âm album nổi tiếng The Moment, anh cũng chỉ dành 3 tiếng đồng hồ một ngày cho âm nhạc.

"Tôi nói chuyện với một vài người bạn, và họ kể là họ đã thu âm sáu ngày liên tục. Còn tôi đã làm gì chứ? Ồ, tôi chỉ loanh quanh với chiếc thủy phi cơ của tôi. Tôi đi câu cá với con trai. Tôi từng cảm thấy rất tội lỗi. Nhưng bây giờ thì thôi rồi." Anh từng tâm sự với tờ New York Times như vậy.

Nghe nhạc Going Home, xem video clip Going Home, trong đó người nghệ sĩ hào hoa Kenny G vượt qua chặng đường thật dài bằng đường ô tô rồi sau đó chèo thuyền và xuất hiện trong bộ đồ jean giản dị bắt tay làm những công việc gia đình như chặt củi, đốt lò sưởi, chợt thấy tiếng nhà vang lên văng vẳng, thân thương...

Nguồn: chron.com


Bản nhạc chỉ xoay đi xoay lại quanh một giai điệu ngắn, dễ nhớ, dễ thuộc, kết thúc như một thực tế giản dị vẫn tồn tại trong cuộc sống của mỗi chúng ta, thỉnh thoảng điểm xuyết bởi những nốt luyến láy đặc trưng Kenny G mà sao khiến tôi xúc động đến lạ lùng.

Hình như chỉ khi nào phải đi xa, xa lắm mới nhận ra mình nhớ tiếng “nhà” da diết đến như thế nào… Nhớ đến cả những cái nhỏ xíu mà bình thường không bao giờ để ý, đúng như câu ca "Anh đi anh nhớ quê nhà"…

Trong cái lạnh xuống đến 5, 7 độ C đầu mùa thu ở một đất nước ôn đới, tôi mới thấy nhớ làm sao lúc Hà Nội trở gió heo may, không lạnh lắm, nhưng đủ để mong được nép vào một bờ vai ai đó. Rồi thử đến hàng chục loại thức ăn xa xứ cũng không làm sao tìm được một thứ gì vừa mát dịu, vừa ấm áp như rau muống luộc – món đầu tiên tôi học từ bà tôi, như món nem rán thỉnh thoảng mẹ làm cho hai anh em tôi vào dịp cuối tuần.

Bỗng nhiên tôi chợt hiểu vì sao lần đầu tiên nhìn thấy cơm trắng giống hệt cơm vẫn ăn khi còn ở nhà, mắt tôi lại ươn ướt…

Chỉ có nhà là nơi lúc nào ta cũng có thể trở về nghỉ ngơi khi cảm thấy mệt mỏi. Về nhà để được lao vào vòng tay mẹ, để mẹ chải đầu và nấu ăn cho như ngày còn thơ bé. Về nhà để được trở về với cái góc học tập, cái cửa sổ quen thuộc đã gắn bó với cả tuổi thơ và bao kỉ niệm.

Ai cũng nói rằng đến con người lớn lên đến một lúc nào đó sẽ phải đi khỏi vòng tay ôm ấp của gia đình mình để tự bước đi tìm kiếm chỗ đứng trong thế giới bao la rộng lớn. Nhưng giờ tôi đã hiểu đi là để trở về, để hơn lúc nào hết, thấm thía rằng nhà là một phần không khi nào có thể chia cắt với mỗi người.

Mỗi người đều có nơi nào đó để gọi là nhà. Bằng tiếng sax da diết, bằng những hình ảnh phiêu lưu đường xa, vượt bao chặng để trở về, Kenny G đã định nghĩa nhà của anh trong Going Home. Tôi cũng đã nghĩ đến những nơi chốn, những kỉ niệm và những người thân yêu của mình – nhà của tôi khi nghe nhạc của Kenny.

Còn bạn, sao không thử nghe Going Home và để cảm xúc lắng đọng lại trong một góc thật sâu nào đó của tâm hồn, một góc thân thương mang tên nhà?

trích tuanvietnam.net


===============================================================


Yiruma và những bản piano thánh thót


Nhắc đến những nghệ sĩ dương cầm nổi tiếng thế giới, người ta không thể bỏ qua Yiruma – một nghệ sĩ với những bản piano ngọt ngào thanh thoát. Tuy còn rất trẻ nhưng tài năng của anh đã được khán giả trên khắp thế giới đón nhận.

Yiruma và những bản piano thánh thót

Có khá nhiều người vẫn nghĩ rằng Yiruma là người Nhật nhưng thật ra anh là người Hàn Quốc.

Yiruma sinh ngày 15 tháng 2 năm 1978 tại Seoul. Lên 5 tuổi anh đã bắt đầu học piano, những phím đàn đã khơi dậy niềm đam mê âm nhạc ở anh và từ đó theo anh đến tận bây giờ.

Năm 11 tuổi, Yiruma chuyển sang sinh sống tại Anh quốc, anh đã tốt nghiệp Nhạc viện Purcell tháng 7 năm 1997 và trường King’s College tháng 6 năm 2000.

Vợ anh là hoa hậu Hàn Quốc Song Hye Im.

Yiruma và những bản piano thánh thót
Yiruma cùng vợ Song Hye Im

Mặc dù lúc đầu mang quốc tịch Anh, nhưng sau đó Yiruma đã quay lại nhập quốc tịch Hàn Quốc để gia nhập quân ngũ như mọi nam thanh niên Hàn.

Tháng 1 năm 2002, Yiruma trở thành nghệ sĩ dương cầm đầu tiên của Hàn Quốc được vinh dự biểu diễn trong lễ hội âm nhạc MIDEM tại Cannes - Pháp. Anh được coi là một trong những nghệ sĩ New Age triển vọng nhất xứ kim chi.

Sau đó, Yiruma trở nên được hâm mộ toàn châu Á khi anh cho ra đời những bản nhạc nhẹ nhàng lãng mạn cho bộ phim Hàn Quốc “Bản tình ca mùa đông”, giúp bộ phim này trở thành phim Hàn được yêu thích nhất tại Nhật.

Sau này, Yiruma đã thêm vào những bản nhạc của mình nhiều nhạc cụ khác như sáo, harmonica, guitar, và nhạc điện tử, khiến giai điệu của dương cầm như nổi bật hơn, nồng nàn hơn.

Yiruma đã ra mắt được 8 album và thành công nhất với album đầu tay “First Love” phát hành tháng 12 năm 2001.

Trong đó, “Kiss the rain” là bản nhạc khiến cho người khó tính nhất cũng khó lòng chối từ. Ngoài ra, những bản nhạc du dương thánh thót khác gồm có: Maybe, River flows in you, Love me… đều là những bản nhạc được các bạn trẻ vô cùng yêu thích.

Album của anh không chỉ được đón nhận ở châu Á mà còn lan rộng sang cả Mỹ và khắp châu Âu. Nghe nhạc của Yiruma, có cảm giác nhẹ nhàng, thanh thoát, thư giãn và thoải mái. Những bản nhạc của anh được phần lớn các bạn trẻ chọn làm nhạc nền cho blog của mình.

Hiện album mới nhất của Yiruma có tên “H.i.s Monologue”.

Trang Thu
Theo Star


=================================================================



Kitaro Nhạc Sĩ Của Thiên Nhiên



"Những ngón tay lướt trên keyboard và mái tóc dài rung rung theo điệu nhạc, những âm thanh mềm mại khỏe khoắn tràn ngập khắp gian phòng lặng phắc. Mọi người ngỡ như họ đang đứng giữa thung lũng đầy hoa hay đang dạo chơi trên đồng cỏ xanh êm". Đó là nhận xét của giới nhạc sĩ về các tác phẩm của Kitaro.

Người Mỹ xếp nhạc Kitaro vào dòng New Age (Thời đại mới) nhưng ông thích gọi đó là nhạc tâm linh, nhiều cảm xúc hơn là kỹ thuật điện tử. Giai điệu hoành tráng, vừa mãnh liệt, vừa dịu dàng qua nhạc phim Trời và đất đã mang lại cho ông giải Quả cầu vàng. Tiếp đó, Kitaro đã đoạt giải Kim Tượng (Đài Loan) và Nhạc phim hay nhất trong Liên hoan phim quốc tế tại Hong Kong với ca khúc The Song Sisters. Sau 7 lần được đề cử Grammy, album Thinking of you của ông đoạt giải Album dòng nhạc mới xuất sắc nhất. Khi nói về các danh hiệu cao quý này, Kitaro chỉ cười và bộc bạch: "Các sáng tác của tôi làm người nghe rung động. Đó chính là phần thưởng đáng giá nhất". Caravan Sary là một trong những ca khúc của ông được chuyển lời Việt với tựa là Tình Ơi Xin Ngủ Yên



Trưởng thành từ một gia đình theo đạo Phật và Thần đạo (Shinto), âm nhạc của Kitaro gắn chặt với tinh thần vui sống, hòa hợp vào thiên nhiên. Ông không bao giờ quên gốc gác của mình, hằng năm, dù bận gì đi nữa, ông cũng về nước dự lễ trăng tròn trên núi Phú Sĩ. Ở đó, Kitaro say mê chơi trống taiko từ lúc bình minh đến khi tối mịt, chơi cho tới khi tay rớm máu.

Kitaro sinh ngày 4/2/1953 tại Achiken (Nhật Bản). Tên thật của ông là Katahashi, còn Kitaro là biệt danh đặt theo tên một nhân vật phim hoạt hình Nhật. Từ thời trung học, ông cùng bạn bè chơi guitar và lập ban nhạc chuyên biểu diễn tại các câu lạc bộ. Dù chưa học qua trường lớp âm nhạc nào, Kitaro chơi thành thạo các loại nhạc cụ như guitar, đàn sitar, sáo trúc, trống, keyboard cùng nhiều loại nhạc cụ truyền thống. Sau đó, ông tham gia ban nhạc của nhạc sĩ nổi tiếng Miyashita và lưu diễn vòng quanh thế giới.

Năm 1972, Kitaro làm quen với đàn synthesize và sự nghiệp âm nhạc của ông bắt đầu khởi sắc. Khi ban nhạc của Miyashita tan rã năm 1976, ông đã một mình biểu diễn vòng quanh châu Á. Từ đó, ông chọn cho mình một hướng đi riêng. Các album lần lượt ra đời: Tenkai (1978), Silk Road (1980). Hợp đồng ghi âm với hãng Geffen Record năm 1986 đã đưa nhạc của Kitaro đến với thị trường Mỹ. Dù gặp nhiều trở ngại trong việc dịch lời qua tiếng Anh, nhưng hơn 10 triệu album của ông tung ra đã bán hết sạch vào năm sau.

Kitaro từng kết hôn với con gái của trùm mafia Nhật năm 1983. Vài năm sau, họ ly dị do phải thường xuyên sống xa nhau. Khi ông cưới người vợ sau và có hai đứa con, nhiều khán giả cho rằng phong cách âm nhạc của Kitaro đã thay đổi, ông mất đi cảm giác bình an trong thời kỳ đầu, nhưng họ vẫn đón nhận những sáng tác mới của người nghệ sĩ tài hoa này một cách nồng nhiệt và đầy ngưỡng mộ.
(Theo Thế Giới Phụ Nữ)
23/5/2001



=================================================================



Nghe Yanni để tìm thấy thành công

Nghe New Age mà chưa nghe Yanni thì chưa thể thưởng thức hết cái hay của nhạc hòa tấu đương đại. Nếu Kitaro là đỉnh cao của trường phái âm nhạc Phương Đông, thì Yanni chính là cực còn lại của âm nhạc Phương Tây.

Bảo Châu

Yanni có hai dòng nhạc là hoành tráng và trữ tình. Hôm nay tôi chỉ muốn phân tích góc độ hoành tráng của nhà soạn nhạc tài ba người Hy Lạp này.

Với các loại nhạc hòa tấu khác, nghe đã là cảm nhận đủ, nhưng riêng với trường phái nhạc hoành tráng của Yanni, chúng ta thực sự phải xem và nghe, vì tính chất hoành tráng và có phần kiêu sa của dàn nhạc.

Xem một DVD với dàn loa home-theatre bật gần hết công suất, đôi lúc tôi phải nổi da gà và tự hỏi một câu hỏi ngớ ngẩn: Tại sao chất liệu của âm thanh thật đơn giản: chỉ có 7 nốt nhạc và các ốc-ta, nhưng qua tay của Yanni, nó lại làm nên một sắc thái hùng vĩ đến như vậy!

Nghe Yanni khiến mình phấn chấn một cách diệu kỳ, giống như xúc cảm lúc mình thực hiện được một nguyện vọng, và đang tận hưởng sự thành công ấy. Không phải là điều ngạc nhiên lắm khi lần đầu tiên nghe Santorini trong lễ khai mạc hoành tráng của Olympic Atlanta 1996, giống như được tham gia vào cuộc diễu hành của 20.000 VĐV thực thụ ngoài đời. Đôi lúc còn tưởng chính mình là những VĐV ưu tú đại diện cho các quốc gia.

Sau này, rất nhiều bản nhạc của Yanni được lấy để khai mạc các event lớn nhỏ quốc tế và trong nước, các buổi lễ tôn vinh tài năng, các buổi lễ phát thưởng, trên kênh FTV như Santoriny, Acroyali, Within attraction...

Thưởng thức Yanni để thấy mỗi loại nhạc cụ hiện đại được huyền thoại âm nhạc Hy Lạp nâng lên một tầm mới, để thăng hoa cho chính loại nhạc cụ đó. Rõ ràng nhất là bài Marching Season trong album Yanni Live at the Acropolis.

Đầu tiên phải kể đến việc một mình Yanni chơi 2 cây đàn 3 tầng (tổng cộng 6 tầng) để thấy ông kết hợp hiện đại với truyền thống trong nhạc của mình tài tình thế nào.

Trước đây tôi không bao giờ thích nghe bộ gõ vì nó quá ồn, nhưng trong Marching Season, có một đoạn độc diễn trống hơn 5 phút khiến tôi phải nghĩ khác về vai trò của loại nhạc cụ này trong dàn nhạc giao hưởng hiện đại. Trong Acroyali cũng vậy, tiếng trống khúc dạo đầu cho thấy trống đã thăng hoa như thế nào trong nhạc của Yanni.

Cũng trong Marching Season, Within Attraction, violin lại một lần bứt phá để vượt lên cái dịu dàng, tha thướt, mềm mại và nhỏ nhẹ vốn có của nó. Violin vẫn được mệnh danh là "nhạc cụ nữ hoàng", nhưng violin dưới tài biến tấu của Yanni cùng các nghệ sĩ đã tiếp cận lên một vị trí khác, kiêu hùng và bản lĩnh, như thể sẵn sàng đối kháng với bất cứ loại nhạc cụ nào muốn qua mặt nó.

Nghe bản Marching Season của Yanni.

Trong Within Attraction, hai nghệ sĩ kéo violin trình diễn như một trận thư hùng so kiếm của hai kiếm khách chứ không đơn thuần là cuộc trình diễn của hai nhạc công! Trong Acroyali, violin được đánh theo dạng pizzicato (tức là đánh nốt nhạc trên violin bằng cách bật ngón tay mà không dùng vĩ kéo) đoạn đầu!

Trong Nightingale (chim sơn ca), cây flute lại một lần nữa vẫy chào tất cả các nhạc cụ khác để soán ngôi ! Đây là live show của Yanni ở đền Taji Mahal. Thành công nhất trong bản nhạc này là đoạn độc diễn của nhạc công thổi sáo. Sáo tại các nước Hồi giáo có tính chât thôi miên rắn hổ, nhưng ở đây, sáo có thể thôi miên hàng triệu trái tim người yêu nhạc. Đó là đoạn độc diễn thành công nhất của flute trong Live in Cypcus. Bài Nightingale sau này lồng trong film Truyền thuyết liêu trai.

Các bạn hãy cùng tôi nghe Yanni, để dễ dàng tìm thấy sự thành công của mình trong đó!


Apr 14, 2009

to read when u r alone...

"Con đã từng đến trong đời này, và con rất ngoan! "Đấy là lời nói cuối cùng của một em bé tám tuổi, và được khắc lại trên bia mộ em.

"Con đã từng đi qua cuộc đời này! Và con rất ngoan!"

Cô bé Xa Diễm tám tuổi, đôi mắt đen lóng lánh và một trái tim thơ ngây non nớt, Xa Diễm mồ côi, cô bé chỉ sống trên đời vẻn vẹn 8 năm, câu cuối cùng cô nói là một lời thanh minh non nớt: "Con đã từng được sống! Và con rất ngoan!". Xa Diễm hy vọng được chết vào mùa thu. Thân thể gầy gò của em giống một bông hoa nở theo mùa. Khi hoa vàng nở khắp mặt đất và những chiếc lá rơi chao liệng khắp nơi, em sẽ thấy cả những đàn nhạn di cư bay ngang trời xa.

Em tự nguyện bỏ điều trị, và dùng toàn bộ 540 nghìn Nhân dân tệ (gần 1,1 tỷ đồng tiền VN) để chia thành 7 phần, mang sinh mệnh chính mình chia ra thành những phần bánh hy vọng tặng cho bảy người bạn nhỏ đang chiến đấu giữa lằn ranh của sự sống và cái chết khác.

"Tôi tình nguyện từ bỏ điều trị"


Xa Diễm không biết ai là cha đẻ của mình, em chỉ có "cha" là người thu nhận em về nuôi nấng.

Ngày 30/11/1996 (20/10 âm lịch), "cha" Xa Sĩ Hữu phát hiện một hài nhi mới sinh bị vứt bỏ đang thoi thóp và lạnh toát trong đống cỏ bên chân một cây cầu nhỏ ở thị trấn Vĩnh Hưng, ngực hài nhi cài một mẩu giấy nhỏ, chỉ ghi vắn tắt "20 tháng 10, 12 giờ đêm".

Khi đó, cha Xa Sĩ Hữu tròn 30 tuổi, nhà ở tổ 2, thôn Vân Nha, thị trấn Tam Tinh, huyện Song Lưu, tỉnh Tứ Xuyên. Vì nhà nghèo quá, không cưới được vợ, nếu cha nhận nuôi thêm đứa trẻ này, có lẽ càng chẳng báo giờ có cô nào chịu lấy cha nữa. Vì vậy, nhìn đứa trẻ còi như con mèo bé vừa khóc vừa ngáp ngáp thút thít, Xa Sĩ Hữu mấy lần nhặt lên rồi lại đặt xuống, bỏ đi rồi lại ngoái lại nhìn, đứa bé thân mình đầy bùn đất lạnh, tiếng khóc yếu ớt, nếu không ai cứu, chả mấy mà đứt sinh mệnh! Cắn răng, anh ôm đứa bé lên lần nữa, thở dài nói: "Thôi thì tao ăn gì, mày ăn nấy!".



Xa Sĩ Hữu đặt tên cho đứa bé là Xa Diễm, vì bé sinh ra vào mùa thu, đúng mùa thu hoạch mùa màng hoa trái đủ đầy. Đàn ông một mình làm bố, không có sữa mẹ, cũng không có tiền mua sữa bột, đành bón con những thìa cháo hoa. Vì thế, Xa Diễm từ nhỏ đã còi cọc, yếu đuối, lắm bệnh, nhưng là một đứa trẻ vô cùng ngoan và hiểu biết. Xuân đi xuân lại, Xa Diễm như bông hoa nhỏ trên dây Khổ Đằng, lớn khôn dần, vô cùng thông minh và ngoan ngoãn.

Hàng xóm đều nói, những đứa trẻ bị bỏ rơi được nhặt về nuôi, bao giờ trí óc cũng khôn ngoan thông minh hơn người. Và mọi người đều yêu Xa Diễm. Dù em từ nhỏ đã hay bệnh tật liên miên, nhưng trong sự nâng niu xót thương của cha, em cũng lớn lên dần.

Những đứa trẻ số phận đau khổ thường khác người. Từ lúc 5 tuổi, em rất biết ý thức giúp cha làm việc nhà, giặt giũ quần áo, nấu cơm, cắt cỏ em đều biết làm thành thạo. Em biết thân phận mình không được như những đứa trẻ con nhà người khác, trẻ con hàng xóm có bố có mẹ, nhà mình chỉ có cha. Gia đình nhỏ này do hai bố con lụi hụi chống đỡ xây đắp, em cần phải thật ngoan thật ngoan, không để cha lo lắng thêm chút nào, hoặc giận em một lần nào.

Vào học lớp Một, Xa Diệm biết mình phải cố gắng. Em xếp thứ Nhất trong lớp, làm người cha mù chữ của mình cũng mở mày mở mặt với làng xóm. Em chưa bao giờ để cha phải thất vọng. Em hát cho cha nghe, kể những chuyện vui vẻ ở trường cho cha nghe, những phiếu bé ngoan hay hoa điểm tốt em đều dán lên vách tường. Đôi khi em bướng bỉnh ra những đề bài khó để bắt cha phải giải được... Mỗi lúc nhìn thấy cha cười, em đều vui sướng.

Dù con không có mẹ, nhưng con có thể sống vui vẻ cùng cha, đó là hạnh phúc!



Lần đầu tiên trong đời được uống sữa, ảnh chụp sau khi Xa Diễm quay lại bệnh viện với số tiền được quyên góp giúp đỡ.


Tháng 5/2005, Xa Diễm thường bị chảy máu cam. Một buổi sáng ngủ dậy định rửa mặt, đột ngột em phát hiện cả chậu nước rửa mặt đã biến thành màu hồng. Nhìn kỹ, là máu mũi đang nhỏ giọt xuống, không cầm máu được. Không còn cách nào khác, Xa Sĩ Hữu mang con đi tiêm ở bệnh xá địa phương, nhưng không ngờ, một vết mũi tiêm bé tí xíu cũng chảy máu mãi không ngừng. Trên đùi Xa Diễm cũng xuất hiện nhiều "Vết châm kim đỏ". Bác sĩ nói, "Mau lên bệnh viện khám ngay!", đến được bệnh viện Thành Đô, đúng lúc bệnh viện đang đông người cấp cứu, Xa Diễm không lấy được số thứ tự xếp hàng khám. Xa Diễm ngồi một mình ngoài ghế dài, tay bịt mũi, hai đường máu chảy thành hàng dọc từ mũi xuống, nhuộm hồng cả nền nhà, cha em cảm thấy ngại ngùng, chỉ biết lấy cái bô đựng nước tiểu để hứng máu, chỉ mười phút, cái bô đã lưng nửa.



Bác sĩ phát hiện ra, vội cuống quýt ôm Xa Diễm đi khám. Sau khi kiểm tra, bác sĩ ngay lập tức viết đơn Thông báo khẩn cấp bệnh tình của em. Xa Diễm mắc bệnh máu trắng (Bạch cầu cấp - acute leucimia).

Chi phí điều trị căn bệnh này vô cùng đắt đỏ, thông thường điều trị cơ bản đã cần 300 nghìn Nhân dân tệ (tương đương 600 triệu VND), Xa Sĩ Hữu choáng váng.

Nhìn con gái nằm trên giường bệnh, ông không thể chần chừ suy nghĩ nữa, ông chỉ có một ý nghĩ: Cứu con!

Vay khắp bạn bè họ hàng, chạy đông chạy tây tiền chỉ như muối bỏ biển, so với số 300 nghìn tệ cần có sao xa vời. Ông quyết định bán cái duy nhất có thể ra tiền là căn nhà xây bằng gạch mộc, gạch chưa nung của mình. Nhưng nhà thì quá rách nát, lúc đó không thể tìm ra ai muốn mua nó.

Nhìn gương mặt gầy gò xơ xác và đôi mắt u uất của cha, Xa Diễm có một cảm giác đau xót. Một lần, Xa Diễm kéo tay cha lại, chưa nói nhưng nước mắt đã trào ra: 'Cha ơi, con muốn được chết..."

Đôi mắt Xa Sĩ Hữu kinh ngạc nhìn con gái: "Con mới 8 tuổi thôi, vì sao con lại muốn chết?"

"Con chỉ là đứa bé bị bỏ rơi nhặt về, ai cũng bảo số con bạc bẽo, giờ bệnh này không chữa được, cha cho con ra viện đi..."

Ngày 18/5, bệnh nhân tám tuổi Xa Diễm thay mặt người cha mù chữ, tự ký rành rọt tên vào trong cuốn bệnh án của chính mình: "Tự nguyện từ bỏ chữa trị cho Xa Diễm".



"Em tự nguyện từ bỏ!"


Đứa trẻ tám tuổi tự lo hậu sự:

"Hôm đó về nhà, một đứa trẻ từ nhỏ đến lớn chưa từng vòi vĩnh cha bất cứ điều gì, đã đòi cha hai yêu cầu: Em muốn có một tấm áo mới, và em muốn được chụp một bức ảnh. Em giải thích cho cha: "Sau này, khi con không còn nữa, nếu cha nhớ con, cha có thể nhìn con ở trong ảnh".

Ngày hôm sau, cha Xa Sĩ Hữu nhờ người cô đi cùng đưa cháu lên thị trấn, tiêu hết 30 tệ (60.000 VNĐ) mua một bộ quần áo mới, Xa Diễm tự mình chọn một chiếc quần cộc màu hồng phấn, người cô chọn cho Xa Diễm một chiếc váy trắng chấm đỏ, nhưng khi mặc thử Xa Diễm mặc thử, thấy tiếc rẻ nên lại cởi ra. Ba người đi đến tiệm chụp ảnh, Xa Diễm mặc bộ đồ màu hồng mới tinh, ngón tay đưa ra hình chữ V, cố gắng mỉm cười, nhưng cuối cùng cũng không kìm được để nước mắt chảy ra.

Em đã không thể đến trường nữa, em xách cái cặp đứng trên con đường nhỏ đầu làng, mắt ươn ướt.

Nếu không có một phóng viên tên là Truyền Diễm của tờ "Thành Đô buổi chiều", thì chắc Xa Diễm sẽ chỉ như một phiến lá cây khô rụng xuống, lẳng lặng bị cuốn đi theo gió.

Cô phóng viên này sau khi biết tin từ bệnh viện, đã viết một bài báo, kể lại toàn bộ câu chuyện của Xa Diễm. Sau khi bài báo "Đứa trẻ 8 tuổi tự lo hậu sự" được đăng, cả thành phố Thành Đô đều bị cảm động, cả mạng Internet toàn Trung Quốc cũng cảm động, có một phong trào lan truyền trên khắp Trung Quốc, trong cả đời sống thật của thế giới người Hoa lẫn trên mạng ảo, những người có lòng tốt bắt đầu quyên góp để cứu sinh mệnh mong manh của cô bé. Trong vòng mười ngày, con số quyên góp từ toàn thể người Hoa đã lên tới 560 nghìn Nhân dân tệ, đủ để chi phí phẫu thuật, và hy vọng cuộc sống của Xa Diễm lại được thổi bùng lên từ bao nhiêu trái tim nhân ái. Sau khi tuyên bố kết thúc quyên góp, vẫn còn nhiều khoản tiền chuyển về tài khoản quyên góp. Các bác sĩ cũng cố sức, dốc hết sức lực và tài năng chuyên môn để cứu chữa cho Xa Diễm, tất cả hàng triệu người đều hy vọng thành công.


Tờ "Thành Đô buổi chiều" có đăng bài về em



Trên internet, nhiều lời nhắn gửi: "Xa Diễm, cô bé yêu quý của tôi, tôi hy vọng em sớm mạnh khoẻ rời bệnh viện, tôi cầu chúc cho em quay lại trường học, tôi mong mỏi em bình an lớn lên, tôi khao khát tôi sẽ được vui sướng tiễn em về nhà chồng..."

Ngày 21/6, Xa Diễm, cô bé đã từ bỏ trị liệu quay về nhà chờ thần Chết, đã lại được đưa về Thành Đô, vào bệnh viện Nhi. Tiền có rồi, sinh mệnh mỏng manh có hy vọng và có lý do để tiếp tục được sống.

Xa Diễm chịu đựng đợt hoá trị khó chịu. Trong cửa kính, Xa Diễm nằm trên giường truyền dịch, đầu giường đặt một chiếc ghế, ghế để một cái âu nhựa, thỉnh thoảng em quay người sang đó nôn. Sự kiên cường cửa đứa bé khiến người lớn cũng kinh ngạc. Bác sĩ Từ Minh, người điều trị chính cho em giải thích, giai đoạn hoá trị, đường ruột và dạ dầy sẽ phản ứng kích liệt, thời gian đầu mới hoá trị, mỗi lần Xa Diệm nôn đều nhiều, nửa âu, nhưng đến "ho" một tiếng cũng không. Trong lúc kiểm tra tuỷ xương khi nhập viện, mũi tiêm đâm từ ngực, em "không khóc, không kêu la, cũng không chảy nước mắt, đến động đậy cũng không dám".

Từ khi ra đời cho tới lúc chết, em không có được một chút xíu tình yêu của mẹ. Khi bác sĩ Từ Minh đề nghị: "Xa Diễm, làm con gái bác đi!" mắt em sáng rực lên, rồi nước mắt tuôn xuống xối xả. Ngày hôm sau, khi bác sĩ đến đầu giường bệnh, Xa Diễm bẽn lẽn gọi: "Mẹ!". Bác sĩ lặng đi một chút, rồi từ từ mỉm cười, ngọt ngào đáp lại: "Con gái, ngoan lắm!"

Tất cả mọi người đều chờ đợi một phép lạ, tất cả đều hy vọng giây phút Xa Diễm được trở về với cuộc sống. Rất nhiều người từ thành phố vào bệnh viện thăm em, trên mạng nhiều người hỏi thăm em, số mệnh của Xa Diễm làm mạng Internet xa lạ trở nên đầy ắp ánh sáng.

Trong phòng bệnh đầy hoa và trái cây, tràn đầy hương thơm.



Sau khi Xa Diễm mất, ông bố cũng không giữ lại đồng quyên góp nào


Hai tháng hoá trị, Xa Diễm qua được chín cửa "Quỷ môn quan", sốc nhiễm trùng, bệnh bại huyết septicemia, tan máu, xuất huyết ồ ạt đường tiêu hoá... lần nào cũng "hung hoá cát". Những liệu trình đều do các bác sĩ huyết học Nhi hàng đầu của tỉnh và Trung Quốc chuẩn đoán quyết định, hiệu quả rất khả quan. Bệnh máu trắng căn bản đã được khống chế. Tất cả đang chờ tin Xa Diễm lành bệnh.

Nhưng những bệnh tật đi theo những tác dụng phụ của hoá chất trị liệu rất đáng sợ. Và so với hầu hết những đứa trẻ bị bệnh máu trắng khác, thể chất Xa Diễm rất yếu ớt. Sau đợt phẫu thuật, sức khoẻ Xa Diễm càng kém.

Buổi sáng ngày 20/8, em hỏi phóng viên Truyền Diễm: "Dì ơi, xin dì cho con biết, vì sao mọi người quyên góp tiền cho con?"

"Bởi vì họ đều có lòng tốt!"

"Dì ơi, con cũng làm người tốt."

"Bản thân con đã là một người tốt. Những người tốt sẽ giúp đỡ nhau, mới làm nên những điều càng thiện lương."

Xa Diễm móc từ dưới gối ra một cuốn vở bài tập, đưa cho Truyền Diễm: "Dì ơi, đây là di chúc của con..."

Phóng viên Truyền Diễm kinh ngạc, vội vã mở vở ra, quả nhiên là những việc Xa Diễm thu xếp hậu sự. Đây là một đứa trẻ tám tuổi sắp về cõi chết, nằm bò trên giường bệnh dùng bút chì nắn nót viết ba trang "Di chúc". Vì em còn nhỏ quá, còn nhiều chữ Hán chưa học nên chưa viết được hết, còn có những chữ viết sai. Xem có thể biết em không thể viết một mạch bức thư này, mà viết sáu đoạn. Mở đầu là "Dì Truyền Diễm", kết thúc là "Tạm biệt dì Truyền Diễm". Suốt cả bức thư, chữ "Dì Truyền Diễm" xuất hiện 7 lần, và 9 lần gọi tắt là Dì. Phía sau 16 chữ xưng hô này, tất cả là những điều "nhờ vả dì làm hộ" khi em lìa đời. Và còn cả lời muốn qua phóng viên "cảm ơn" và "tạm biệt" với cả thế giới.

"Tạm biệt dì, chúng ta sẽ gặp nhau trong mơ. Dì Truyền Diễm, nhà cha con sắp sập rồi. Cha đừng buồn, xin cha cũng đừng nhảy lầu. Dì Truyền Diễm xin dì trông coi bố con. Dì ơi, cái tiền của con cho trường con một ít ít, cảm ơn dì chuyển lời cảm tạ tới Hội trưởng Hội Hồng thập tự. Con chết xong, mang hết chỗ tiền còn lại chia ra cho những người mắc bệnh giống con, giúp họ đỡ bị bệnh hơn..."

Bức di chúc làm Truyền Diễm giàn giụa nước mắt, khóc không thành tiếng.


Con đã từng được sống, con rất ngoan

Ngày 22/8, vì đường tiêu hoá xuất huyết, dường như suốt một tháng trời Xa Diễm không được ăn mà chỉ sống bằng dịch truyền. Và lần đầu tiên em "ăn vụng", em bẻ một mẩu nhỏ mì ăn liền khô bỏ vào mồm. Ngay lập tức đường ruột của em xuất huyết nghiêm trọng, bác sĩ y tá khẩn cấp truyền máu, truyền dịch cho em...

Nhìn Xa Diễm đau bụng lăn lộn, bác sĩ và y tá đều bật khóc. Tất cả mọi người đều muốn gánh đau cho em, nhưng, không thể làm gì được.

Tám tuổi. Xa Diễm đã thoát được cơn bệnh tật quái ác, và ra đi an lành.

Không ai chấp nhận sự thật. Phóng viên Truyền Diễm vuốt vuốt gương mặt bé xíu lạnh dần đi của cô bé, khóc không thành tiếng, gương mặt sẽ không bao giờ gọi cô là Dì nữa, cũng sẽ không bao giờ cười nữa.

Mạng TứXuyênonline , mạng 163 (mạng Internet nổi tiếng nhất TQ) ngập trong nước mắt, mạng Xinhuanet toàn nước mắt. "Đau lòng đến không thể thở được" sau đầu đề topic đó là hàng vạn lời nhắn cảm xúc của các công dân mạng TQ. Hoa viếng, điếu văn, một người đàn ông trung niên khẽ nói: "Con, con vốn là một thiên sứ nhỏ trên trời, con đã dang đôi cánh, thôi con cứ ngoan ngoãn bay đi.."

Ngày 26/8, tang lễ diễn ra dưới một cơn mưa nhỏ, Nhà tang lễ ở ngoại thành phía Đông của thành phố Thành Đô chật ních những người dân Thành Đô đi viếng với nước mắt rưng rưng. Họ đều là những "người cha, người mẹ" của Xa Diễm mà Xa Diễm chưa có dịp gặp mặt. Để đứa bé mới sinh ra đời đã bị vứt bỏ, đã mắc bệnh máu trắng, đã từ bỏ chữa trị, đã chết... không còn cô đơn nữa. Rất nhiều "Cha-mẹ" đội mưa tiễn theo sau chiếc quan tài bé nhỏ.

Bức ảnh trên đầu Entry trong blog Trang Hạ đã chụp bia mộ của Xa Diễm: Một bức ảnh Xa Diễm cười mím mím, tay cầm một bông hoa dại bé xíu. Mặt chính của bia chỉ ghi vỏn vẹn: " Con đã từng được sống, con rất ngoan! (1996.11.30-2005-8.22)"

Mặt sau bia có ghi vài lời đơn giản giới thiệu thân thế Xa Diễm, câu cuối cùng là: "Trong những năm Em sống, Em đã được nhận những ấm áp của con người. Xin Em yên nghỉ, thiên đường có Em nên thiên đường càng đẹp đẽ."

Theo đúng chúc thư, 540.000 Nhân dân tệ còn thừa lại chia thành những tặng vật chia cho những em bé khác bị mắc bệnh máu trắng. Bệnh viện còn ghi lại tên của 7 bệnh nhân Nhi này, Dương Tâm Lâm, Từ Lê, Hoàng Chí Cường, Lưu Linh Lộ, Trương Vũ Tiệp, Cao Kiện, Vương Kiệt. Những bệnh nhân này lớn nhất là 19 tuổi, nhỏ nhất là 2 tuổi, đều là những em gia đình quá nghèo, đang giãy dụa giữa sự sống và cái chết.

Ngày 24/9, ca phẫu thuật đầu tiên thành công dành cho bệnh nhân được nhận viện phí từ Xa Diễm, là cô bé Từ Lê ở bệnh viện Hoa Tây. Sau phẫu thuật, Từ Lê mỉm cười với gương mặt trắng xanh, nói: "Xa Diễm, hay yên nghỉ, về sau này, bia mộ của chúng tôi cũng sẽ ghi thêm một dòng như nhau: "Tôi đã từng đến trong đời này, và tôi rất ngoan!"

Apr 5, 2009

đổi gió.....


k nhớ là bao lâu, chỉ biết là đối với mình là lâu lắm lắm, k có đi chơi với a1.
mấy ngày nay stress nghiêm trọng...cho nên dù là vì ham chơi hay vì mún xả stress mình cũng đã quyết định cúp ... để đi thả diều :))
uhm... thiệt là k hề hối hận vì đã quyết định như dzị. nói nghe xạo xạo, sến sến, but when i am with you guys, my life is so beautiful...hix iu mọi ng we'

2h kém 5 :)) thiệt là bái phục đại ca, hẹn 2h mà 2h kém đã có mặt :d
2h45 có mặt ở trường thấy nguyên đám tới rùi, có một số gương mặt làm mình hơi bị bất ngờ hehe.

ấn tượng sơ sơ
1.pn : da thì trắng còn mặt thì đỏ lét :))
2.dì LINH : ốm we' chài mà đi quân sự ngâm nắng n we' sao áh...
3.tùng lô : 10 năm gặp lại vẫn k có j thay đổi (àh có, hết đi sandal đi dép kẹp rồi ) =))
4. holu : cái nì thấy lâu òi ( đầu hạt dẻ ), bạn nì buồn đời nên cũng ngâm nắng n lắm nà :))
5.milu chơi đôi bupbe chắc là mới mua ( con là anti bupbe lắm đó má :)) )
6. tâm tà đạo : sao mỗi lần gặp em này là thấy em ấy ốm đi mấy kg :))
7.downy : ngày càng đẹp chai thì phải :p


rùi bạn bum đã tưởng là bạn bum đến trể lắm lắm nhưng cuối cùng vẫn phải wait thêm sơ sơ có ... 30 phút nữa :)) ( nói đến đây thấy tội nghiệp đại ca ghê :p)

nguyên đám kéo nhau wa PMH, chổ mới do downy giới thiệu, hix, mấy cha bảo vệ chắc sợ đám này đua xe hay sao mà bắt đi gửi xe mới cho vô. đành phải đi chổ khác ( nói dzi thui chứ cũng gần xịt chổ cũ :)) ) xg xui, sau một hồi chuẩn bị diều này nọ. các bạn nhận được một câu rất dễ thương của cha bảo vệ : " ở PMH này k có chổ nào được thả diều " :))

TL, DP, KM ( ba bạn trong nhóm cá mập đen =)) ): $%^##%@#$@#%%&%^&%&^#%#%
DOWNY : đánh bài đê :)) đúng là a1 :))
................

bùn tê tái: hết cả trăm k tiền diều đành hẹn mấy bạn vào dịp khác:))

chuyển wa chơi chọi cầu. nhóm tù xì thua đúng nghĩa toàn nhưng mem cùi tới pắp :)) sau khi thua 2 game cũng có được một bàn danh dự.

bạn HDP một thành viên vốn thường là ng về trể nhất ( k say k về ) hôm nay do sai lầm chiến thuật đã phải từ giả cuôc chơi khi hiệp 1 vừa mới kết thúc ( gia đìh chúng tôi xin thành kính phân ưu cùng bạn :(( )

hiệp hai có thêm sự tham gia của bạn PXH,diễn ra ở 142 ( ơn chúa lần này k có chiếc ly a1 : thật là .... k biết dùng từ j để diễn tả sự kinh khủng của nó :( ). ngồi tám chủ yếu về đợt đi quân sự của mí bạn kinh tế . câu nói hay nhất trong ngày là của ng mới tới : " con nhỏ đó hát còn dở hơn thằng khôi hói :)) =)) =)) =)) " oh trời con gái tui đây sao :))

k có cuộc vui nào mà k tàn, ai về nhà nấy. mình tiếp tục tận hưởng thú vui coi ngoại hạng anh, nghẹt thở nhưng cuối cùng MU cũng thắng, hoàn tất một ngày thật trọn vẹn. thực tình là hôm wa ngủ rất ngon, k bị giật mình...ng ta gọi là sao ta, khi mà con ng k còn bị ức chế thì mọi chiện đều trôi wa thật nhẹ nhàng...thank u all...my friends...

Mar 17, 2009

Đọc để biết giá trị của lao động....

Những người không có dấu vân tay

àdf
Bé Đạt mới 5 tuổi nhưng đã đan thoăn thoát. Ảnh: Tiếp thị và gia đình.

Lăn tay lên tờ giấy kết hôn trước mặt, chị Lành mím môi, từ từ giơ ngón tay lên, miệng lẩm nhẩm: "Lần này phải được, nhất định được... Cầu trời phù hộ". Thế nhưng, dấu mực dưới ngón tay trên giấy cứ phẳng lì, không gợn chút vân.

Mặt chị chuyển từ hồi hộp sang ngỡ ngàng rồi thẫn thờ. Thở dài đánh sượt, chị quay sang hỏi người người cán bộ: "Không được phải không chị? Nghỉ đan giỏ cả tháng rồi mà không được ư? Nghỉ thêm nữa lấy gì mà bỏ bụng cho cả nhà?".

Bên cạnh chị, anh Trần Văn On, chồng chị, cũng thẫn thờ không kém. Dấu vân tay của anh chỉ là những đường sẹo hằn sau các lần đứt tay do đan giỏ.

"Không được hả anh?", chị Lành hỏi chồng. Anh On, lắc mạnh đôi vai người vợ, an ủi: "Thôi kệ em ạ, sống với nhau cũng mấy năm rồi. Chẳng ai mà không biết mình là vợ chồng. Về làm việc thôi, cả tháng trời thay nhau giữ giấu vân tay rồi có được gì đâu. Bỏ nghề lần này nữa là đói chắc!".

Hai vợ chồng khoác tay nhau đi về, giấy chứng nhận đăng ký kết hôn mãi vẫn chỉ là mong ước. Lại một lần họ hụt làm vợ chồng theo đúng pháp luật. Đã bốn năm rồi vợ chồng chị Lành vẫn chưa thể đăng ký kết hôn được, dù họ đã về sống với nhau từ lâu. Tất cả cũng chỉ vì cái dấu vân tay hay nói đúng hơn là vì cái nghề đan cần xé của họ.

Đan giỏ mưu sinh đến tay nát bét

Đôi tay đan lát quá lâu ngày của người phụ nữ này khiến chị không còn dấu vân tay nữa. Ảnh: Tiếp thị và Gia đình.

Không chỉ là chuyện tờ giấy đăng ký kết hôn, tình trạng không dấu vân tay đã và đang trở thành nỗi trăn trở của bất cứ ai làm nghề đan cần xé mà mù chữ như vợ chồng chị Nguyễn Thị Lành, ở xóm 7, phường 2, thị xã Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long.

Nơi hai vợ chồng chị sống là một cái khóm bé nhỏ, nằm nép mình bên bờ sông Cái Cá. Phía ngoài kia thị xã Vĩnh Long sầm uất và náo nhiệt bao nhiêu thì bên bờ sông Cái Cá này hiu quạnh bấy nhiêu. Vài ngôi nhà bé tin hin, lụp xụp mái tôn nằm e ấp một bên, nhường chỗ cho hàng núi tre trúc, cần xé chất cao.

Tiếng dao chẻ lạt, gõ nẹp, mắc quai loạt xoạt khắp khóm. Những gương mặt cúi gằm, chăm chú bên những chiếc giỏ. Họ phải gồng sức, mím môi để bện giỏ thật chặt, đều.

"Chậc, lại chảy máu rồi!", một người phụ nữ đan giỏ trên bậc thềm thốt lên, chị nắm lấy ngón tay cái của mình, xuýt xoa rồi chùi vào quần áo. Vết xước tạo thành vệt dài, sâu hoắm trên ngón tay chị.

Nghe người khác bảo chị đi băng bó vết thương, không thì nhiễm trùng chị cười rồi xòe bàn tay ra: "Không sao đâu, tôi quen mấy chuyện này rồi, đứt tay chút đỉnh có ăn thua chi đâu. Bàn tay tôi ngón nào chả nát bét".

Những ngón tay nhỏ bé, nhẵn thín đến lạ kỳ. Tuyệt nhiên không trông thấy một dấu vân tay. Riêng ngón trỏ và ngón cái lại chằng chịt vết sẹo. Có vết sâu hoắm như khắc vào da thịt chị.

"Vân tay của tôi đấy. Nhìn là biết tôi làm nghề gì", chị đùa và cười buồn. Chị tên là Nguyễn Mai Thảo, 36 tuổi. Gia đình chị vốn dân miền Trung, cuộc sống cơ cực lại lũ lụt, tài sản bị nước cuốn hết. Cả nhà chị đành dắt díu nhau vào Vĩnh Long sinh sống.

Quanh năm chỉ biết đến con trâu, mảnh ruộng, một chữ bẻ đôi cũng không biết, chị loay hoay tìm kế sinh nhai nơi đất lạ. Chỉ có nghề đan cần xé giúp chị nuôi sống gia đình.

"Ban đầu khi mới làm, tay tôi cứ bật máu và sưng phồng. Tôi mất gần nửa buổi chiều để đan một cái giỏ, kiếm được vài nghìn. Tôi nản lòng lắm, nhưng cứ nghĩ đến chồng con, mẹ già lại nhắc mình cố gắng. Vậy mà tôi gắn bó với nghề cũng hơn mười năm rồi...", chị nói. Mỗi ngày, chị phải mắc hơn 40 chiếc quai giỏ mới tạm đủ ăn.

Không những nát tay mà đôi chân trần của chị cũng bị tre trúc băm nát. Con gái cùng xóm với chị ai cũng có những vết trầy xước như vậy. Chị còn thì thầm tiếp: "Tui lấy chồng rồi còn đỡ. Mấy đứa bạn tui mới nứt mắt đã ngồi đan lát, đến lúc lấy chồng đứa nào cũng không biết chữ nên khi làm giấy kết hôn, họ chỉ lăn tay thôi. Tuy nhiên, dấu vân tay mờ căm nên đành chịu cưới chui".

Gặp khó khăn khi chứng nhận nhân thân

Những vết dằm ghim vào tay, những lớp da bị bong tróc đều được chữa trị một cách đơn giản. "Chỉ cần ngâm bàn tay vào nước cho chúng mềm lại, phình to, những lớp da bong được gỡ sạch. Ngay hôm sau vết thương khô lại, công việc cứ thế tiếp tục mà không hề hấn gì", chị Thảo nói.

Theo thời gian, họ không để ý dấu vân tay của mình bị bào mòn lúc nào không biết. "Chỉ đến khi làm giấy khai sinh cho con, tôi mới biết sự rắc rối. Đến bây giờ tôi cũng chưa làm được khai sinh cho nó", một phụ nữ ở đây cho biết.

Dường như với những ai là thợ làm cần xé lâu năm cũng có những nỗi niềm riêng. Anh Mai Hoàng Út vừa nói vừa giơ cao đôi bàn tay xây xước, nhẵn thín những mảng da: "Chỉ tội mấy đứa thanh niên mới lớn lên ở cái khóm này. Làm cái nghề này hoài cũng chán, tụi nó muốn lên Sài Gòn làm việc. Nhưng mỗi lần chạy đi chứng giấy tạm trú là một lần khổ, bởi chúng không biết chữ mà đầu ngón tay trỏ lại không có dấu tay. Thế là mấy đứa phải đợi đến năm, sáu tháng mới có thể đi làm lại giấy tờ. Hầu hết chúng tôi là dân nhập cư nên khó mua nhà được ở đây lắm. Đủ tiền mua được cái nhà nhưng nghĩ đến chuyện giấy tờ, thủ tục, nhìn bàn tay là nản ngày".

Không chỉ phụ nữ, trai tráng, lão làng ở khóm 7 này mới theo nghề đan để nuôi gia đình, những đứa trẻ mới năm tuổi cũng đã gỡ nẹp, đan lạt như thường như bé Đạt, 5 tuổi là thợ đan nhỏ nhất xóm, gương mặt lầm lỳ, vẻ ít nói.

Hai chân nhỏ như hai câu đũa cả, Đạt cố giữ chặt lấy chiếc cần xé. Trên đôi tay chưa biết cầm viết chỉ thấy mảng trầy xước dọc ngang, chằng chịt trên từng đầu ngón tay, trong lòng bàn tay. Có chỗ rướm máu đã khô để lại một vệ xước đỏ thẫm trên da. Khi được hỏi tại sao không đeo găng để đan, cậu nói: "Mang găng vào thì không đan nhanh được. Ở đây ai cũng vậy hết mà".

Với bất kỳ đứa trẻ nào được sinh ra bên dòng sông Cái Cá, việc đan giỏ để mưu sinh là điều trước tiên, sau đó mới đến con chữ.

Tiếng còi tàu liên tục hú ngoài sông. Một đám trẻ nhỏ chạy ùa ra sông vát tre, chẻ lạt, chuyên cần xé lên thuyền giúp ba mẹ. Nhanh nhảu nhất trong đám là cậu bé Thuyên. Mặc dù thân hình gầy còm, nhưng cậu lại đội đến 10 giỏ cần xé trên đầu. Mặc dù đã 17 tuổi, nhưng cậu không biết nổi mặt chữ, và cũng chưa có giấy chứng minh thư.

"Nhiều lần đi làm nhưng mấy đầu ngón tay mấy dấu vân, đợi hoài không liền lại được nên thôi luôn. Còn giấy tờ tạm trú để đi xa em nhờ mấy đứa bạn làm giúp. Cũng không biết đến bao giờ mới thôi vô danh như vậy", cậu nói.

Nhưng dù thế, họ vẫn cố gắng vươn lên, bám lấy cái nghề. "Không làm cần xé thì lấy gì mà sống. Mỗi ngày tôi kiếm được vài bai chục nghìn từ việc đan giỏ, như thế cũng đủ tiền mua ký gạo nấu cho cả nhà. Thiếu thốn nhưng không dám bỏ nghề mà kiếm việc khác được", ông Nguyễn Văn Hòa, 53 tuổi, một thợ đan lâu năm tại khu vực nói.

Mỗi ngày kiếm được 80.000 nghìn đồng họ phải vắt sức để làm từ sáng đến tối. Với số tiền ấy, người thợ đan cần xé phải chi cho tiền nhà trọ, ăn uống, cả chuyện sách vở cho những đứa con.

Trời đã tối, xóm đan cần xé đã lên đèn. Vẫn còn ngồi một góc cạnh bờ sông, bóng người phụ nữ cố đan xong chiếc giỏ. Chị khát khao: "Con trai tôi đang ôn thi cho kỳ thi đại học. Thằng bé thích học trường luật. Tôi đang cố hết sức cho nó miếng ăn, cái chữ với mọi người".

Mar 6, 2009

amo's fullhouse


đây là những kiệt tác trong wan trà sữa khami của bạn bb với sự giúp đỡ của bạn MILU. các amo cùng chiêm ngưỡng :))










when will dream come true guys ?

Feb 28, 2009

i am confused ab wat??? humm....i hav no idea...


sau một thời gian khôi phục lại, h lại có dấu hiệu khủng hoảng tiếp....có lẽ tại dạo nì có wa' n chiện đến cùng một lúc...life...love...friend...family...my future...haizz. k mún nghĩ cũng k được...không thấy hứng thú với cái khỉ j hết. đã giảm được khá nhiều liều lượng cafe. hay tại vì nó mà đâm ra mình chẳng thể tỉnh tâm được...lại hay cáu gắt hơn.có lúc tưởng như tìm được niềm tin ở nhiều thứ nhưng cuối cùng lại phát hiện ra là tự lừa dối mình thôi. nhưng biết làm sao h. sinh ra tính tình đã vậy rồi. 1 tháng rồi...mọi chiện thật k suôn sẽ. cảm giác chán nản xuất hiện ngày càng n...sometimes i cant control mysefl...mỗi một ngày mới bắt đầu cũng là 24h nhưng sao cứ thấy dài hơn ra...hôm nay như 25h ngày mai 26h ngày mai 27h cứ thế...lần đầu tiên trong đời có cảm giác sợ mãnh liệt như vậy...ám ảnh cả vào trog lúc ngủ. k ốm được chút nào nhưng cứ như là trở thàh một con robot, k cần ăn lẫn ngủ. điển hình là hôm nay...tối wa đám ma suốt đêm mình cũng k ngủ được từ sáng cho đến 10h tối chỉ có một li sinh tố trog ng. mà mình vẫn chẳng cảm giác được j. đến tối mumi bắt ăn mới ăn k thôi chắc cũng đi ngủ với cái bao tử trống rỗng...wat 's wrong w me...

Feb 25, 2009

cuộc sống mong manh wa'..............


gần nhà có một ông bán tạp hóa...mới tối hôm wa còn qua bên đó mua cheese cho ông ngoại...sáng nay khoảng 3-4 h j đó ng nhà ổng ở we^ gọi vô báo tin em gái ổng đag hấp hối ổng chịu không nổi, đột quỵ ... và cuối cùng ra đi trước cả em gái ổng...năm nay ổng 50 mấy tuổi...chợt nhìn lại những người thân quanh mình cũng đã trạc cái tuổi này... có j đó sợ sợ...thật sự rất sợ......

Feb 8, 2009

cafe tối


uhm...mới vừa đọc AT xong.tự dưng cũng thấy bùn bùn...dù j cũng wen nhau lâu rùi ĐL nhỉ. cũng n đứa lội biển đi tìm tương lai we rùi. k biết đến tết năm sau còn lại bao nhiêu đứa đứng đợi nhau ở LHP để sát phạt :d hum ni gặp bee trên mạng, bị nó dụ dỗ chơi super pet :)) ack phải mình hem dzậy chài.uhm thì cũng vui, nhưng a k hứa bao h thì a chán đâu đó nha :D từ nhỏ đã hem thix chơi game òi. thứ nhất k có năng khiếu :( thứ 2 k có hứng thú ( cái nì chắc là hệ wa của cái thứ nhât ) :d thứ 3 có thể kiên nhẫn làm chiện khác nhưng k có đủ kiên nhẫn để chơi game :d dù sao thì trò nì cũng nhẹ nhàng nên ráng chơi sao mà battle thắng bee ù là được òi :)) đang định offline cho ai đó thì ai đó ol nà.muh chat đc có mí câu, đi chùa mất tiêu òi.but that still makes me happy :X:* i cant stop asking myself why i am so lucky...:* uhm... thui dù sao tao cũng chúc mày lên đường bình an. mà công nhận ông trời cũng thương mày đó Vương :D nghe tin mày đi là ổng làm QUEENSLAND ngập lụt liền :)) chắc sợ mày bị chết khô áh.sướng òi nha dzi wa bên đó là vẫn tha hồ bơi lội òi :))ráng nha mày, tao cũng mong được như mày lắm mà vẫn chưa đi được...mong là một ngày nào đó tao cũng tự viết những dòng nì cho tao :)) ( tháng 5 chẳng hạn =)) ) who knows !!!!

Feb 4, 2009

i'm back...

sau nhug ngay k thay bih mih...h phai bat dau hoc hanh lai...try my best to get over it...find something to do...dang phan van k bit di lam cai j.ah chinh xac lam cai j cug dc nhug muh phan gio giac di lam.chua di hoi lop writing nua.neu sap xep dc sao muh ca ngay bu dau bu co vo lam + hoc thi hope la thoi gian se wa nhanh.vai ngay nua bat dau lam ho so lai.quyet tam n hon.va k de bi chi phoi nua.k cafe k billiard k film nua.there r many things for me and u to do if we want to hav these happy days...but i always trust u and myself...
my mum wants me to attend a bartender class :)) oh gods. it looks like i hav already got a visa :)) =)) but i really want it asap...damn!!!! if u didnt love me u wouldnt have let me meet her.so why u r still playing w me w my life ???? i beg u...plz give me a chance...

Feb 1, 2009

Jan 31, 2009

buồn....buồn...buồn...

ssssssssssssssssssssssssssaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaddddddddddddddddddd!

Jan 30, 2009

Đêm cuối....................


Và bong bóng nước rớt xuống đây mai tan rồi
Mưa hay nước mắt trong lòng tôi vỡ òa
Rơi khi em đã xa rồi
Tôi với tôi
....


for u my everything....:*
Gửi Thiên Thần

Ở nơi trời xa, phương em lạnh giá,
biết em vẫn mang ưu phiền.
Rồi cơn mưa đến, nhạt nhoà nước mắt em nhớ anh
Ở nơi đèn hoa, phương anh màu nắng,
biết em vẫn mang ưu phiền.
Rồi cơn mưa đến,
vội vàng thấm ướt từng trang giấc mơ hành phúc.

Anh biết rằng dù mình cách xa,
em biết rằng tình nồng thiết tha.
Vẫn bên người từng lời nói,
anh yêu rất chân thành.
Hãy quên cuộc đời nhiều sóng gió cách ngăn,
hãy tin cuộc đời còn anh yêu em đắm say.
Và trong mỗi cơn mơ dài, chúng ta tìm thấy nhau.


Này nụ hồng hãy ngoan khép đôi bờ mi,
yên ngủ trong giấc mơ hồng, luôn có anh.
Cỏ xanh đan lối mềm chân em bước như thiên thần.
Đừng vội thức mau, hãy mơ về ngày mai.
Cuối đường dang tay anh đón chờ, ta tung cánh bay.
Về nơi vẫn luôn mong chờ, có muôn hoa yêu thương.

Em hỡi, xin chớ âu lo vì những thương đau ngày mai.
Em biết, trong trái tim anh chỉ mỗi riêng em mà thôi.
Xin đừng giận hờn khi mỗi đêm về.
Lời thì thầm anh thức mơ cùng với em
......

sao đêm nay thời gian qua nhanh vậy....

Jan 9, 2009

bỗng bâng khuâng...tình đến tự bao giờ....


chợt nhớ lại câu hát ngày nào...
"nhớ những tháng năm dài sống dưới ngôi trường bao dấu yêu của tôi....
... nhớ chiều nào cùng nhau bước đi trên sân trường xưa
nhìn mưa giăng lối ướt đẫm sân trường rêu, những dấu yêu trường xưa..."
cảm xúc đêm hôm nay có lẽ vẫn chưa đủ mãnh liệt bằng đêm cuối bước chân trên sân trường đầy rêu...cái đêm mà cho đến tận bay giờ vẫn không thể quên được... nhìn mấy đứa 12 lhp bây giờ cũng chẳng khác với a1 là mấy, cũng có một group nhỏ chơi hết mình...cảm ơn mấy đứa, vì những cảm xúc mà mấy đứa mang đến cho a1 05-08...nhìn thầy lau nước mắt...chợt chạnh lòng...sao mà nhanh thế...9-1-2009...rùi 19-5-2009..rùi nhiều nhiều nữa...nhớ amotizen quá đi mất... nghe đứa nào cũng than đi học đại học chán...giờ mới thấy, có lẽ chán thật...chợt nhận ra rằng không phải mình may mắn...mà là quá quá may mắn mới được làm một amotizen...chẳng có cái lớp nào mà chỉ khi bảo vệ đuổi mới đi về như lớp này...đó là đặc thù của amo...đến trễ và về muộn...có sao đâu nhỉ ai cũng wen òi mà...nhưng một ngày nào đó sẽ có lúc cảm thấy không wen khi mình k còn được ở gần đại gia đình amotizen nữa...nhưng khi chưa tới thì vẫn hãy cứ ráng hết sức có thể để trở thành một amo đích thực...
@ Tùng : tao đã tìm ra một thứ mày không hề lô...đó là cũng như tao và mọi người, đêm hôm nay...mày là một amo đích thực...một amo ZIN từ đầu đến chân :))
YE^U AMOTIZEN N WE' WE' DI THUI...............


Jan 6, 2009

bad day....

Where is the moment we needed the most
You kick up the leaves and the magic is lost
They tell me your blue skies fade to gray
They tell me your passion's gone away
And I don't need no carryin' on

You stand in the line just to hit a new low
You're faking a smile with the coffee you go
You tell me your life's been way off line
You're falling to pieces every time
And I don't need no carryin' on

Because you had a bad day
You're taking one down
You sing a sad song just to turn it around
You say you don't know
You tell me don't lie
You work at a smile and you go for a ride
You had a bad day
The camera don't lie
You're coming back down and you really don't mind
You had a bad day
You had a bad day

Will you need a blue sky holiday?
The point is they laugh at what you say
And I don't need no carryin' on

You had a bad day
You're taking one down
You sing a sad song just to turn it around
You say you don't know
You tell me don't lie
You work at a smile and you go for a ride
You had a bad day
The camera don't lie
You're coming back down and you really don't mind
You had a bad day

(Oooh.. a holiday..)

Sometimes the system goes on the blink
And the whole thing turns out wrong
You might not make it back and you know
That you could be well oh that strong
And I'm not wrong

(yeah...)

So where is the passion when you need it the most
Oh you and I
You kick up the leaves and the magic is lost

Cause you had a bad day
You're taking one down
You sing a sad song just to turn it around
You say you don't know
You tell me don't lie
You work at a smile and you go for a ride
You had a bad day
You've seen what you like
And how does it feel for one more time
You had a bad day
You had a bad day

Jan 3, 2009

buoi sang cafe ciao....


sang ni bun we, mot buoi sang nhu moi buoi sang...ngac nhien la hum wa coi fim den gan 4h ma hum nay van dzay som dc...bay ra ciao ngoi...hix wifi chua van la wifi chua...cham we chai la cham...hien h xung wanh ban b k con ban nao trong ( ai noi dan VN ngheo dzay :)) ). may ngay hum ni an choi sa doa we...nhat la hum bua 31 chay xe nhu dien...2h bat dau len duong ve BC 3h toi.ngoi choi dc 1 tieng len xe ve tp lai.ke xe we chai luon, di 2 tieng dog ho moi den book cafe hehe de pn ngoi doi dai co vit :)) rui di choi den 9h may moi dzia nha.hum sau thi 5h sang la ra khoi nha rui :d cong nhan duong buoi sang chay suong j dau...ghe ngag truong van chua co ma nao. wa nha thang gay thi no con chua thay do nua ( thang mac dich ). sau do la 60km xuong GIANG DIEN... di bo them vai cay nua...hix met la nguoi...nhu TTD noi luc di thi trai trang banh bao...ve thi nhu thang nong dan :)) nhug muh hum do thiet la dzui...dzui vi lan dau tien di choi nguyen dam xa nhu dzi ( con ban B thi di nhu com bua ) dzui vi xem ti xiu nua la k bao h dc dzui nua :)) ( cai nay chac thang KHAI MAP cung dong cam voi minh ) ma phai cong nhan cai cho mac dich do...xe j ma toan k thang. may man la sau cung cung k co mon heo way =))... hum ni someone dzia na...ma hem bit may h nua...dang ngoi om dt sang h ma sao chua thay rung :p dzi la minh ngoi cafe cung dc 3 tieng rui hen. haizz sau moi lan lam cai j do cung amotizen la lai thay nho LHP we di thui...lau lem rui moi co lai cai cam giac, buoi sang troi con toi thui...lanh rung ng...dc dung voi cac amo noi chien tren troi duoi dat...lau lam roi moi co lai....va bao h lai co dc cam giac do nhi...???
..............................con ta voi nong nan.........................................

Jan 2, 2009

hinh di giang dien ne...

































































































sau khi trai wa mot dot sinh li tu biet...cuoi cung ban B cung ve dc toi nha...lucky la van con song sot...de nghi ban to chuc k choi mi goi nua nha... len toi nao luon :))